Diễn Đàn Thương mại
Wellcome Forum Thuongmailaw.com
Diễn đàn Sinh viên Luật Thương mại
Trường Đại học Luật Hồ Chí Minh
Khuyến cáo nên dùng trình duyệt Mozilla Firefox 1280x840
Vấn đề Bản Quyền được thuongmailaw.com tôn trọng
Để Xem được bài viết vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng kí
Mọi góp ý xin gởi vào Email:
vipclub_toan@yahoo.com
---------------------------------------------------------------------
BQT-Lee

Join the forum, it's quick and easy

Diễn Đàn Thương mại
Wellcome Forum Thuongmailaw.com
Diễn đàn Sinh viên Luật Thương mại
Trường Đại học Luật Hồ Chí Minh
Khuyến cáo nên dùng trình duyệt Mozilla Firefox 1280x840
Vấn đề Bản Quyền được thuongmailaw.com tôn trọng
Để Xem được bài viết vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng kí
Mọi góp ý xin gởi vào Email:
vipclub_toan@yahoo.com
---------------------------------------------------------------------
BQT-Lee
Diễn Đàn Thương mại
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Top posters
leeGROUP (520)
Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam Vote_lcapMột vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam Voting_barMột vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam Vote_rcap 
nguyenhung (82)
Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam Vote_lcapMột vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam Voting_barMột vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam Vote_rcap 
bé Út (44)
Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam Vote_lcapMột vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam Voting_barMột vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam Vote_rcap 
LuXuBu (10)
Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam Vote_lcapMột vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam Voting_barMột vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam Vote_rcap 
Huyen Ga (8)
Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam Vote_lcapMột vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam Voting_barMột vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam Vote_rcap 
tuquynh (8)
Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam Vote_lcapMột vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam Voting_barMột vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam Vote_rcap 
tik (7)
Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam Vote_lcapMột vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam Voting_barMột vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam Vote_rcap 
mr ! hung (7)
Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam Vote_lcapMột vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam Voting_barMột vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam Vote_rcap 
Shin262 (6)
Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam Vote_lcapMột vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam Voting_barMột vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam Vote_rcap 
buoi (5)
Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam Vote_lcapMột vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam Voting_barMột vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam Vote_rcap 

Latest topics
» Google Chrome được tích hợp Flash Player
by thucvip Sun Mar 25, 2012 7:41 am

» ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN MÔN HỌC LUÂT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
by ngocquynh90 Thu Mar 15, 2012 2:13 pm

» Bài giảng Môn Luật Môi Trường Full
by thanh hoa Sat Feb 25, 2012 10:05 am

» Slide bài giảng Luật Môi Trường
by thanh hoa Sat Feb 25, 2012 10:02 am

» Các giáo trình Tư pháp quốc tế
by nhansanbangtatca Thu Feb 16, 2012 4:40 pm

» Học tiếng Nhật - Topglobis
by tuquynh Thu Feb 16, 2012 10:33 am

» Hiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia
by huong91 Wed Nov 09, 2011 9:57 am

» GIÁO TRÌNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
by pic_poc15 Fri Oct 14, 2011 11:10 pm

» Mẫu đơn xin trích lục hồ sơ đất đai
by thanhlong551954 Mon Oct 10, 2011 7:54 pm

» Học tiếng Nhật - Top Globis
by tuquynh Mon Sep 26, 2011 10:37 am

» game java cho mobile đây, download free nhé
by Khách viếng thăm Wed Jul 06, 2011 11:13 am

» Tiếng Nhật online xu thế mới của thời đại- Top Globis
by tuquynh Fri Jul 01, 2011 5:08 pm

» Khai giảng lớp đàm thoại sơ trung cấp tại Top Globis
by tuquynh Fri Jul 01, 2011 5:03 pm

» Tổng Hợp Đề Thi Luật Lao Động I và II
by haique Tue May 31, 2011 12:53 am

» Kê khai thuế qua mạng,Cáp quang,D-COM 3G
by leeGROUP Mon May 30, 2011 6:28 pm

Keywords

RSS feeds


Yahoo! 
MSN 
AOL 
Netvibes 
Bloglines 


Social bookmarking

Social bookmarking reddit      

Bookmark and share the address of TMK33A on your social bookmarking website

Bookmark and share the address of Diễn Đàn Thương mại on your social bookmarking website

Your ad here !
Affiliates
free forum

Lịch Xem TV
Từ điển Việt Anh
Dictionary:
Enter word:
© lee 2010-Soft download

Poll

Làm áo Diễn đàn Thuongmailaw.com

 
 
 
 
 
 

Xem kết quả

PTC
Link liên kết
Kiếm Tiền Online Việc Làm Online Kiếm Tiền Trên Mạng Make Money Online
quang cao
Thông tin việc làm,tuyển dụng
Quảng Cáo liên kết
Liên kết LOGO


Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam

Go down

Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam Empty Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam

Bài gửi by leeGROUP Tue May 25, 2010 7:38 pm


Là một nhà nghiên cứu văn học, GS Hà Minh Đức rất quan tâm đến sự phát triển của nền văn hoá dân tộc vì theo ông văn hoá gắn với sự phát triển chung của đất nước, với mỗi con người, mỗi cuộc đời. Dưới đây, Tạp chí xin giới thiệu đôi điều suy nghĩ của GS về văn hoá Việt Nam.
Có một nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc

Nói văn hoá là nói tới toàn bộ những giá trị sáng tạo về tinh thần và vật chất, thể hiện trình độ sống, dân trí, những quan niệm về đạo lý nhân sinh, thẩm mỹ của một dân tộc và dấu ấn ở mỗi con người. Văn hoá góp phần trực tiếp tạo nên bản sắc của dân tộc, tạo nên sự khác biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác. Nhìn chung, các nền kinh tế, các công trình về khoa học, kỹ thuật ít mang dấu ấn riêng bằng công trình văn hoá.
Theo A. Kroeber và Kluckhohn (Mỹ), có trên 200 định nghĩa về văn hoá. Federico Mayor - Tổng giám đốc UNESCO xem văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống con người đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị truyền thống thẩm mỹ và lối sống, mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình.
Học giả Arnold Toynbee, trong tác phẩm History - nghiên cứu về lịch sử văn hoá các dân tộc - đã chọn 34 nền văn hoá gốc có bản sắc riêng, trong đó có văn hoá Việt Nam.
Những điều kiện về lịch sử, vị trí và bản sắc dân tộc, đặc tính con người Việt Nam với những phẩm chất và năng lực sáng tạo tinh thần đã sáng tạo nên nền văn hoá văn nghệ phong phú và nhiều màu vẻ của Việt Nam. Giá trị của một nền văn hoá dân tộc thường được bồi đắp qua nhiều thế kỷ, có tính tiếp nối truyền thống như những lớp phù sa được bồi từ dòng sông. ít có những ngẫu nhiên, đột biến trong phát triển. Văn hoá Việt Nam bắt nguồn từ những nền văn hoá cổ Đông Sơn, Sa Huỳnh, óc Eo và phát triển qua nhiều thời kỳ lịch sử. Nhiều triều đại phong kiến trong công cuộc dựng nước và giữ nước đã biết khai thác và gắn bó với nhân dân để dựng nên những nền móng kỷ cương của những nhà nước phong kiến Việt Nam thịnh trị, phát triển về văn hoá - giáo dục. Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi, danh nhân văn hoá, đã khẳng định sự tồn tại bền vững của một nền văn hiến của nước Đại Việt. Và khi nhìn vào những tên tuổi đáng kính của các danh nhân, thi hào, thi bá, từ Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn, Hồ Xuân Hương đến Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh cũng đủ thấy nền văn hoá dân tộc được bồi đắp qua các thời kỳ và có một dòng chảy trầm lắng và thăng hoa của các giá trị tinh thần theo dòng lịch sử.
Khi Cách mạng tháng Tám thành công, nhà nghiên cứu Hoài Thanh đã khẳng định: có một nền văn hoá Việt Nam. Văn hoá thực sự đã góp phần vào công cuộc kháng chiến, kiến quốc của dân tộc. Bên cạnh những nền văn hoá lớn trong khu vực như Trung Hoa, ấn Độ, văn hoá Việt Nam vẫn tồn tại với bản sắc riêng và rất ưu trội trong trách nhiệm phục vụ sự phát triển của đất nước và những nhiệm vụ được dân tộc giao phó. Phương châm kháng chiến hoá văn hoá và văn hoá hoá kháng chiến thực sự đã đưa văn hoá vào trận và trở thành một bộ phận quan trọng của cuộc kháng chiến như tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh: văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.
Nền văn hoá Việt Nam là một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. ở một tiểu vùng mà văn hoá của một vài nước lớn dễ chi phối, ảnh hưởng và có xu thế đồng hoá, bộc lộ rõ qua các thời kỳ lịch sử nhưng văn hoá Việt Nam vẫn tồn tại bền vững và có bản sắc. Chưa phải là đất nước giàu có, qua nhiều thế hệ đời sống còn nhiều khó khăn, kỹ thuật sản xuất kém phát triển, song ở đất nước dường như thuần nông của chúng ta đã tụ hội nhiều giá trị của nền văn minh lúa nước, văn minh phương Đông. Văn hoá tinh thần với nhiều phẩm chất cao đẹp dễ bộc lộ trong những giá trị văn nghệ dân gian: những thiên sử thi, truyện cổ, điệu hò sông nước, làn điệu dân ca. Những đêm hội chèo, những màn trình diễn rối nước, những ngôi chùa với những pho tượng đẹp, những bài thơ hay luôn sống trong tâm trí nhiều thế hệ, tuy tất cả chưa phải bằng kỹ thuật cao. Trình độ kỹ thuật có tác động lớn đến sự phát triển của văn hoá nhưng không phải là duy nhất và không hẳn là yếu tố quyết định. Alvin Toffer (trong tác phẩm Làn sóng thứ ba và Sáng tạo một nền văn minh mới) đã phê phán xu hướng kỹ trị (technocratie) thường xảy ra ở một số nước công nghệ phát triển. Tuy nhiên cũng phải thấy văn hoá Việt Nam còn yếu về văn hoá thành thị, văn hoá khoa học kỹ thuật. Trong tư duy chưa mạnh về tư duy trừu tượng.
Bà Rosamaria Durand, đại diện UNESCO tại Việt Nam đã nhận xét: các di sản văn hoá thế giới đã được UNESCO công nhận tại Việt Nam như Quần thể di tích Huế - công nhận năm 1993, Phố cổ Hội An - 1999 và Thánh địa Mỹ Sơn -1999 là sự minh chứng cho truyền thống văn hoá và cũng là sự công nhận của thế giới đối với di sản văn hoá giàu có của Việt Nam. Năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới. Chúng ta cũng đang tiếp tục khai thác và chuẩn bị các tư liệu chọn lọc, luận cứ sắc sảo, thuyết phục để tiếp tục giới thiệu với thế giới các di sản khác như di sản văn hoá Hoàng thành Thăng Long, thành Cổ Loa; di sản văn hoá phi vật thể Quan họ Bắc Ninh, Đờn ca tài tử Nam Bộ, Múa rối nước, Nghệ thuật cồng chiêng, Hát ca trù. Bên cạnh đó, chúng ta cũng rất tự hào về những danh nhân văn hoá đã được thế giới công nhận và tôn vinh như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh.
Có thể dễ dàng nhận thấy, chúng ta có một nền văn nghệ giàu giá trị nhân bản. Bên cạnh nguồn mạch lớn gồm các tác phẩm giàu tinh thần yêu nước là nguồn mạch văn chương giàu giá trị nhân bản. Tinh thần nhất quán là trân trọng con người và thiết tha với trách nhiệm giải phóng con người. Tiêu biểu là những tác phẩm như: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), thơ Hồ Xuân Hương...
Những vấn đề đặt ra
Với vị trí chiến lược của khu vực và châu lục, Việt Nam bị nhiều thế lực tranh chấp và thường diễn ra những cuộc chiến tranh kéo dài. Trong chiến tranh, văn hoá vẫn có thể phát triển nhưng không thuận lợi như trong điều kiện hoà bình. ở Việt Nam, nhiều di sản văn hoá bị chiến tranh, thiên tai tàn phá chỉ còn lại những phế tích. Cho đến nay, chúng ta chưa có điều kiện khôi phục lại đầy đủ diện mạo văn hoá Việt Nam.
Tuy vậy, trên nửa thế kỷ qua, với đường lối văn hoá - văn nghệ của Đảng, cùng chính sách coi trọng và tôn vinh văn hoá dân tộc của Nhà nước, chúng ta bước đầu đã xây dựng thành công một nền văn hoá - văn nghệ mới, đậm đà bản sắc dân tộc và tiên tiến với nhiều di sản văn hoá được giới thiệu và thế giới công nhận. Nhiều tác phẩm văn chương, âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc được sáng tạo và có giá trị vững vàng trong đời sống văn hoá hiện đại. Trong xây dựng nền văn hoá mới ở thời kỳ đổi mới của đất nước, có nhiệm vụ khôi phục di sản văn hoá truyền thống còn tiềm ẩn.
Những di sản văn hoá còn ẩn kín trong lòng đất.
Ngày nay, qua khả năng khai thác và khám phá của khoa học hiện đại, ít có di sản văn hoá vật chất quy mô nào tồn tại trên mặt đất mà chưa được khám phá. Không còn nữa hiện tượng tìm thấy một Angkor Thom, Angkor Vat giữa rừng sâu bị cây cối che phủ trên đất nước Campuchia hay việc tìm thấy một Đà Lạt trên cao nguyên Lang Biang của rừng núi Tây Nguyên Việt Nam... Những vùng văn hoá lớn như óc Eo, Sa Huỳnh là những chứng tích bồi đắp thêm sự phong phú, kéo dài và phát triển của lịch sử và văn hoá dân tộc. Khảo cổ học đã và đang tìm ra những dấu tích văn hoá dưới lòng đất. Đất nước chúng ta là một dải thống nhất, dù có mở rộng về phía Đông hoặc đi về hướng Nam thì chứng tích văn hoá của người Việt vẫn sẽ giữ vững tính nguyên vẹn hoặc kết hợp hài hoà với văn hoá của các vùng đất nước: những trống đồng được tìm thấy ở Quảng Nam, Quảng Ngãi đã góp phần nói lên ảnh hưởng sâu rộng của văn hoá Đông Sơn. Cồng chiêng có mặt trong lễ hội và đời thường của nhiều dân tộc, từ người Mường ở miền Bắc đến các dân tộc Bana, êđê ở Tây Nguyên đã tạo thành một nền văn hoá cồng chiêng.
Khu vực thứ hai còn lưu giữ nhiều giá trị văn hoá là văn hoá làng. Làng thời xưa là đơn vị nhỏ nhưng ổn định trong cơ cấu xã hội của chế độ phong kiến (gia đình, làng, nước). Làng là đơn vị có tổ chức hành chính, có tuần tra, bảo vệ, có thời vụ cấy cày theo nông lịch, có lớp học của các thầy đồ dạy chữ. Làng là đơn vị kinh tế mang tính chất tự cung tự cấp tuy ít giao lưu nhưng ổn định, bền vững. Làng có cơ cấu khép kín nhưng cũng mở để tiếp nhận giá trị bên ngoài. Cơ cấu của làng tích tụ theo thời gian nhiều giá trị trong đó có những giá trị tinh thần. Theo tháng năm, làng có những phong tục tập quán được duy trì. Không có sự phân bố và phân công cụ thể nhưng sự phát triển tự nhiên đã hình thành nên các loại làng thuần nông, làng nghề, làng có giao lưu thương nghiệp. Có làng quy tụ và tập trung nhiều vào chuyện học hành, nổi lên trong vùng với tính chất làng khoa bảng. Tính theo khu vực, làng cũng có những đặc điểm chịu sự chi phối chung như: làng Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ.
Một khu vực lưu giữ nhiều giá trị văn hoá chưa được phát hiện đánh giá đầy đủ là các văn hoá phi vật thể. Dường như ở miền đất nào của đất nước ta cũng có những di sản văn hoá phi vật thể, thường quy về các loại hoạt động như: ca nhạc, điệu múa, văn học dân gian, lễ hội, hội hoạ, điêu khắc, văn tự, Điều khó khăn trong việc đánh giá các giá trị văn hoá phi vật thể thường là: đối tượng nghiên cứu mang tính chất trừu tượng, ít xác định và nhiều khi lại trôi nổi ở nhiều khu vực. Di sản phi vật thể thường có nhiều dị bản, nhất là những tác phẩm được lưu truyền qua nhiều thời kỳ lịch sử. Tiêu chí đánh giá và chọn lọc cũng là một vấn đề lớn. ở đây có hai phương diện cần chú ý: một là, chất lượng của đối tượng nghiên cứu tồn tại khách quan như những phẩm chất, giá trị tinh thần tương đối ổn định; hai là, sự tiếp nhận của thời đại với những giá trị này. Nhã nhạc cung đình Huế là một ví dụ. Văn hoá phi vật thể này đã có cội nguồn từ lâu trong nhạc cung đình qua nhiều triều đại và đã được hoàn thiện ở thời Nguyễn. Sau Cách mạng tháng Tám, đường lối văn nghệ của Đảng yêu cầu nền văn hoá cách mạng phải biết tiếp thu những giá trị của văn hoá truyền thống. Tuy nhiên, ở khu vực nghệ thuật cung đình phục vụ cho sự giải trí của vua chúa nên những giá trị của loại hình nghệ thuật này không được chấp nhận và tôn vinh ngay lúc đó. Phải có thời gian tạo độ chín cho sự tiếp nhận. Và ở đây cần có những nhân tố khách quan của các tổ chức văn hoá quốc tế góp phần cho sự công nhận giá trị văn hoá từng dân tộc.
Những giá trị văn hoá kết tinh thời hiện đại
Một trong những đường hướng bồi đắp những giá trị của văn hoá dân tộc là phần đóng góp của hiện tại. Khuynh hướng chung của các dân tộc khi đánh giá các hiện tượng văn hoá mới cũng phải chờ đợi sự lắng lại và đánh giá của thời gian (ở Mỹ, phải sau 35 năm giải thưởng Landmark mới được trao cho toà nhà lớn và đẹp của hãng Ford ở New York). Chế độ xã hội mới sau 6 thập kỷ phát triển đã tạo nên nhiều giá trị văn hoá lớn đang được thử thách với thời gian.
Những thành tích và kỳ tích trên các lĩnh vực quân sự, chính trị, xã hội nếu được gìn giữ, tôn vinh sẽ trở thành những di sản văn hoá. Chiến trường Điện Biên Phủ là một trong những ví dụ cụ thể, nơi đây lưu giữ những di tích lịch sử về một trong những chiến thắng lớn của dân tộc, đồi Him Lam, đồi A1, là những di tích có sẵn, nay cần được tô điểm thêm bằng những tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ, những cung văn hoá, nhà hát, đường phố, công viên. Theo thời gian, di tích lịch sử này sẽ trở thành di tích văn hoá của thời hiện đại... Có thể kể thêm những kỳ tích - dù xuất phát không phải là những công trình văn hoá - nhưng tính chất, quy mô, sự sáng tạo công phu và tài tình của hàng vạn người phục vụ cho mục đích lớn lao của dân tộc đã tạo nên những di sản văn hoá có tầm vóc của thời đại như đường mòn Hồ Chí Minh, địa đạo Củ Chi, địa đạo Vĩnh Linh.
Một trong những đóng góp của nền văn hoá mới là việc tổ chức những lễ hội. Các lễ hội gắn với những kỷ niệm về sự hình thành của một vùng đất, một thành phố, một chiến tích lớn và các hình thức liên hoan định kỳ như Festival Huế, Festival về con đường di sản miền Trung, Festival hoa Đà Lạt. Hoành tráng, nhiều màu sắc, hiện đại là những đặc điểm chung của các lễ hội trong mấy năm gần đây (kỷ niệm 990 năm Thăng Long, Festival Huế, kỷ niệm 50 năm Điện Biên Phủ,…). Có lễ hội huy động hàng ngàn diễn viên, hàng vạn quần chúng tham gia, nhưng rồi tất cả có thể sẽ trôi qua theo dòng thời sự. Vấn đề đặt ra ở đây là phải biết lưu giữ lại, cắm lại qua những mốc có những đặc điểm riêng tiêu biểu về văn hoá của một vùng đất, một chiến tích trong tổ chức lễ hội, liên hoan. Đất nước bước vào vận hội mới nên văn hoá cũng phát triển với quy mô hoành tráng, hiện đại hơn. Chúng ta đã và đang xác định những tiêu chí mới tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc cho những giá trị văn hoá. Hàng vạn gia đình văn hoá mới hình thành trên khắp đất nước xây dựng nếp sống văn hoá mới, hàng trăm trường đại học đang mở ra khắp nơi. Dân tộc ngày xưa hăng hái chiến đấu bảo vệ Tổ quốc đang trở thành dân tộc ham đọc sách, ham hiểu biết để xây dựng cuộc sống mới. Những giải thưởng khoa học của quốc tế và trong nước góp phần tôn vinh nền khoa học của dân tộc. Văn hoá đang trở thành một yếu tố nội sinh tích cực, nhân tố quan trọng góp phần phát triển đất nước trong thời kỳ lịch sử mới.
leeGROUP
leeGROUP
Admin
Admin

Pet : 1 .Aeanoid
Posts : 520
Join date : 08/03/2010
Age : 35
Đến từ : hcm u law

http://www.thuongmailaw.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết