Diễn Đàn Thương mại
Wellcome Forum Thuongmailaw.com
Diễn đàn Sinh viên Luật Thương mại
Trường Đại học Luật Hồ Chí Minh
Khuyến cáo nên dùng trình duyệt Mozilla Firefox 1280x840
Vấn đề Bản Quyền được thuongmailaw.com tôn trọng
Để Xem được bài viết vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng kí
Mọi góp ý xin gởi vào Email:
vipclub_toan@yahoo.com
---------------------------------------------------------------------
BQT-Lee

Join the forum, it's quick and easy

Diễn Đàn Thương mại
Wellcome Forum Thuongmailaw.com
Diễn đàn Sinh viên Luật Thương mại
Trường Đại học Luật Hồ Chí Minh
Khuyến cáo nên dùng trình duyệt Mozilla Firefox 1280x840
Vấn đề Bản Quyền được thuongmailaw.com tôn trọng
Để Xem được bài viết vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng kí
Mọi góp ý xin gởi vào Email:
vipclub_toan@yahoo.com
---------------------------------------------------------------------
BQT-Lee
Diễn Đàn Thương mại
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Top posters
leeGROUP (520)
Hiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia Vote_lcapHiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia Voting_barHiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia Vote_rcap 
nguyenhung (82)
Hiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia Vote_lcapHiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia Voting_barHiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia Vote_rcap 
bé Út (44)
Hiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia Vote_lcapHiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia Voting_barHiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia Vote_rcap 
LuXuBu (10)
Hiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia Vote_lcapHiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia Voting_barHiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia Vote_rcap 
Huyen Ga (8)
Hiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia Vote_lcapHiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia Voting_barHiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia Vote_rcap 
tuquynh (8)
Hiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia Vote_lcapHiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia Voting_barHiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia Vote_rcap 
tik (7)
Hiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia Vote_lcapHiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia Voting_barHiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia Vote_rcap 
mr ! hung (7)
Hiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia Vote_lcapHiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia Voting_barHiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia Vote_rcap 
Shin262 (6)
Hiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia Vote_lcapHiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia Voting_barHiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia Vote_rcap 
buoi (5)
Hiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia Vote_lcapHiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia Voting_barHiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia Vote_rcap 

Latest topics
» Google Chrome được tích hợp Flash Player
by thucvip Sun Mar 25, 2012 7:41 am

» ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN MÔN HỌC LUÂT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
by ngocquynh90 Thu Mar 15, 2012 2:13 pm

» Bài giảng Môn Luật Môi Trường Full
by thanh hoa Sat Feb 25, 2012 10:05 am

» Slide bài giảng Luật Môi Trường
by thanh hoa Sat Feb 25, 2012 10:02 am

» Các giáo trình Tư pháp quốc tế
by nhansanbangtatca Thu Feb 16, 2012 4:40 pm

» Học tiếng Nhật - Topglobis
by tuquynh Thu Feb 16, 2012 10:33 am

» Hiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia
by huong91 Wed Nov 09, 2011 9:57 am

» GIÁO TRÌNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
by pic_poc15 Fri Oct 14, 2011 11:10 pm

» Mẫu đơn xin trích lục hồ sơ đất đai
by thanhlong551954 Mon Oct 10, 2011 7:54 pm

» Học tiếng Nhật - Top Globis
by tuquynh Mon Sep 26, 2011 10:37 am

» game java cho mobile đây, download free nhé
by Khách viếng thăm Wed Jul 06, 2011 11:13 am

» Tiếng Nhật online xu thế mới của thời đại- Top Globis
by tuquynh Fri Jul 01, 2011 5:08 pm

» Khai giảng lớp đàm thoại sơ trung cấp tại Top Globis
by tuquynh Fri Jul 01, 2011 5:03 pm

» Tổng Hợp Đề Thi Luật Lao Động I và II
by haique Tue May 31, 2011 12:53 am

» Kê khai thuế qua mạng,Cáp quang,D-COM 3G
by leeGROUP Mon May 30, 2011 6:28 pm

Keywords

RSS feeds


Yahoo! 
MSN 
AOL 
Netvibes 
Bloglines 


Social bookmarking

Social bookmarking reddit      

Bookmark and share the address of TMK33A on your social bookmarking website

Bookmark and share the address of Diễn Đàn Thương mại on your social bookmarking website

Your ad here !
Affiliates
free forum

Lịch Xem TV
Từ điển Việt Anh
Dictionary:
Enter word:
© lee 2010-Soft download

Poll

Làm áo Diễn đàn Thuongmailaw.com

 
 
 
 
 
 

Xem kết quả

PTC
Link liên kết
Kiếm Tiền Online Việc Làm Online Kiếm Tiền Trên Mạng Make Money Online
quang cao
Thông tin việc làm,tuyển dụng
Quảng Cáo liên kết
Liên kết LOGO


Hiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia

2 posters

Go down

Hiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia Empty Hiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia

Bài gửi by leeGROUP Wed Nov 10, 2010 8:51 pm



Hiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia: Thắng lợi mới của quan hệ hai nước(10:04 08/12/2005)


Ngày 10/10/2005, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Phan Văn Khải và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Vương quốc Campuchia Hun Sen đã ký "Hiệp ước giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985".
Ngày 30/11/2005, Quốc vương Campuchia Sihamoni đã ký Sắc lệnh ban hành Hiệp ước và ngày 5/12/2005, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trần Ðức Lương đã ký Lệnh công bố Hiệp ước sau khi Quốc hội hai nước, cơ quan quyền lực cao nhất của hai Nhà nước đã phê chuẩn Hiệp ước bổ sung này. Ngày 6/12/2005, tại Phnom Penh, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước Việt Nam và Campuchia đã tiến hành trao đổi văn kiện phê chuẩn Hiệp ước. Hiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia đã chính thức có hiệu lực kể từ ngày 6/12/2005.
Lịch sử vấn đề
Là hai quốc gia láng giềng có lịch sử quan hệ từ lâu đời, Việt Nam và Campuchia có chung đường biên giới trên đất liền dài 1.137 km đi qua 10 tỉnh biên giới của Việt Nam và chín tỉnh biên giới của Campuchia. Trải qua các triều đại phong kiến, giữa Việt Nam và Campuchia đã hình thành biên giới lịch sử nhưng chỉ là những ranh giới vùng - miền. Trong thời kỳ thực dân, biên giới giữa hai nước chủ yếu là đường ranh giới hành chính, bao gồm hai phần: Ðoạn biên giới giữa Nam Kỳ và Campuchia được hoạch định bởi Thỏa ước Pháp - Campuchia năm 1870 và Công ước Pháp - Campuchia năm 1873, đã được phân giới cắm mốc nhưng đến nay còn rất ít dấu tích trên thực địa. Ðoạn biên giới giữa Trung Kỳ và Campuchia không có văn bản xác định đường biên giới, chỉ có nghị định xác định ranh giới các tỉnh Trung Kỳ, chưa được phân giới cắm mốc. Hai phần biên giới trên đã được chính quyền Pháp thể hiện trên 26 mảnh bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 do Sở Ðịa dư Ðông Dương xuất bản trong nhiều năm khác nhau.
Trong giai đoạn từ năm 1954 đến 1975, tranh chấp biên giới cả trên biển và trên bộ thường xuyên diễn ra giữa chính quyền Sài Gòn và Campuchia. Trong các năm từ 1964 đến 1967, khi Campuchia công bố trung lập, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra tuyên bố công nhận chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong đường biên giới hiện tại. Trong các năm 1964, 1966, 1975 và 1976, hai bên đã xúc tiến một số cuộc đàm phán, thương lượng về biên giới nhưng không đạt được thỏa thuận.
Sau khi Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia ra đời, ngày 18/2/1979, Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia đã ký Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa hai nước, tại Ðiều 4 đã thỏa thuận "tiến hành đàm phán để đi đến ký kết một hiệp định hoạch định biên giới giữa hai nước trên cơ sở đường biên giới hiện tại và kiên quyết sẽ cùng nhau xây dựng đường biên giới đó thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị lâu dài". Ngày 20/7/1983, hai bên ký Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia, trong đó đã thống nhất áp dụng hai nguyên tắc: (1) Trên đất liền, hai bên coi đường biên giới hiện tại giữa hai nước được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Ðịa dư Ðông Dương thông dụng trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất (kèm theo 26 mảnh bản đồ đã được hai bên xác nhận) là đường biên giới quốc gia giữa hai nước; (2) ở nơi nào đường biên giới chưa được vẽ trên bản đồ hoặc hai bên đều thấy chưa hợp lý thì hai bên sẽ cùng nhau bàn bạc, giải quyết trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Campuchia, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế.
Ðể có cơ sở duy trì quản lý, tạo sự ổn định trên biên giới trong khi giữa hai nước chưa có một đường biên giới chính thức, rõ ràng trên thực địa, cùng ngày 20/7/1983, hai bên ký Hiệp định về Quy chế biên giới Việt Nam - Campuchia. Ðiều 1 ghi "Cho đến khi được hoạch định chính thức, biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Campuchia là đường biên giới hiện tại, được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Ðịa dư Ðông Dương thông dụng trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất như quy định ở Ðiều 1 Hiệp ước nguyên tắc năm 1983". Về sông suối, Ðiều 8 quy định "ở những nơi sông, suối, kênh, rạch thuộc một bên do đường biên giới đi về một phía bờ, những người dân khu vực biên giới bên kia vẫn được dùng nước các sông, suối, kênh, rạch đó vào sinh hoạt hằng ngày, tàu thuyền được đi lại bình thường, nhưng không được đánh bắt cá, tôm... việc xây dựng công trình thuỷ lợi vừa và lớn trên sông, suối, kênh, rạch biên giới phải do chính quyền cấp tỉnh hai bên bàn bạc và báo cáo lên Chính phủ hai bên quyết định".
Theo nguyên tắc đã thỏa thuận trong Hiệp ước năm 1983, hai bên tiến hành đàm phán và ký Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia ngày 27/12/1985. Hiệp ước này đã được Hội đồng Nhà nước nước CHXHCN Việt Nam phê chuẩn ngày 30/1/1986 và Quốc hội nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia phê chuẩn ngày 7/2/1986. Ngày 22/2/1986, tại Hà Nội, hai bên đã trao đổi văn kiện phê chuẩn và Hiệp ước có hiệu lực kể từ ngày đó.
Theo Ðiều 1 Hiệp ước 1985, đường biên giới quốc gia trên đất liền giữa hai nước được mô tả chi tiết theo bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 (đường biên giới đã hoạch định được chuyển từ bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 sang). Hai bộ bản đồ đính kèm Hiệp ước (bản đồ Bonne và UTM) đều có giá trị như nhau. Hiệp ước cũng quy định các vấn đề liên quan sông, suối, kênh, rạch biên giới: Các sông, suối biên giới dù có đổi dòng, đường biên giới vẫn giữ nguyên; những cù lao, bãi bồi dọc sông, suối biên giới ở phía bên nào sẽ thuộc bên đó; đối với các cầu biên giới, đường biên giới đi chính giữa cầu.
Như vậy, Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985 đã thể hiện rõ lập trường của hai nước tôn trọng đường biên giới hiện tại, căn cứ vào các bản đồ do chính quyền thực dân xuất bản và sử dụng bản đồ UTM của quân đội Mỹ để thuận tiện cho việc phân giới cắm mốc.
Sau khi Hiệp ước 1985 có hiệu lực, hai bên đã tiến hành phân giới được hơn 200 km trong tổng số 1.137 km đường biên và cắm được 72 mốc trong tổng số 322 mốc dự kiến. Năm 1989, do những lý do nội bộ Campuchia, công việc phân giới cắm mốc phải tạm dừng lại và từ đó đến nay chưa được nối lại.
Sự cần thiết ký Hiệp ước bổ sung
Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985 đánh dấu một mốc quan trọng trong quan hệ hai nước. Ðây là Hiệp ước được ký kết giữa hai quốc gia độc lập, có chủ quyền, trên cơ sở tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nhau, phù hợp luật pháp và thực tiễn quốc tế. Nội dung Hiệp ước phù hợp lập trường hai nước từ sau năm 1954. Thủ tục ký kết và thực hiện chặt chẽ từ Hiệp ước nguyên tắc đến Hiệp ước hoạch định.
Việc áp dụng nguyên tắc bản đồ là một quyết định đúng đắn của hai nước, song khi lựa chọn và áp dụng bản đồ, hai bên phải chấp nhận trên thực tế những hạn chế như sau: Bản đồ Bonne xuất bản rải rác trong nhiều năm khác nhau từ năm 1951 đến 1954; nội dung và chất lượng bản đồ chưa hoàn thiện (có nhiều mảnh xuất bản tạm thời, một số mảnh có chỗ bỏ trắng địa hình, đường biên giới giữa một số mảnh bị đứt đoạn); tỷ lệ của bản đồ quá nhỏ (1/100.000), được in ấn từ những năm 50 thế kỷ trước nên không còn phù hợp với thực địa thay đổi theo thời gian. Hơn nữa, việc ghi nhận hai bộ bản đồ có giá trị như nhau trong phân giới cắm mốc dẫn đến những phức tạp trên thực địa khi có sự khác biệt giữa bản đồ với bản đồ, giữa bản đồ với thực địa, đặc biệt là ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long do hậu quả của lũ lụt thường xuyên. Về cơ bản, Hiệp ước năm 1985 đã hoạch định hầu hết đường biên giới giữa hai nước, song do những tồn tại trên nên vẫn còn một vài điểm hai bên mới thoả thuận tạm thời, sẽ giải quyết trong quá trình đi thực địa.
Về sông suối biên giới, theo luật pháp và thực tiễn nhiều nước trên thế giới, biên giới thường đi theo luồng rãnh sâu (thalweg) đối với sông, suối tàu thuyền đi lại được và theo trung tuyến dòng chảy chính đối với sông, suối tàu thuyền không đi lại được. Khi đàm phán Hiệp ước 1985, Việt Nam đã đề nghị áp dụng như trên, nhưng Campuchia đề nghị Pháp vẽ như thế nào cứ giữ nguyên. Ðiều này dẫn đến thực tế là có những khúc sông hoàn toàn do Việt Nam quản lý, có những khúc sông hoàn toàn do Campuchia quản lý, dẫn đến những tranh cãi cục bộ về sử dụng nguồn nước giữa nhân dân địa phương hai nước. Sau 20 năm quản lý sử dụng sông suối biên giới, phía Campuchia thấy việc quy định biên giới chạy trên một bờ sông là bất tiện trong quản lý và sử dụng nguồn nước của nhân dân hai bên. Bạn thừa nhận đề nghị trước kia của Việt Nam là hợp lý và mong muốn điều chỉnh biên giới sông, suối theo luật pháp và thực tiễn quốc tế. Việc điều chỉnh này cũng phù hợp nguyên tắc khác của luật quốc tế là cùng chia sẻ nguồn nước, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, nhất là khi Việt Nam và Campuchia đều là thành viên của Uỷ ban sông Mê Công. Việt Nam cũng đã cùng với Lào và Trung Quốc giải quyết sông, suối biên giới như vậy.
Ngoài ra, từ năm 1989 đến nay, có một số người xấu liên tục dùng vấn đề biên giới lãnh thổ để chống Việt Nam, chia rẽ quan hệ Campuchia - Việt Nam, nhiều lần yêu sách đòi xóa bỏ các Hiệp ước, Hiệp định biên giới Việt Nam - Campuchia đã ký trong những năm 80 của thế kỷ trước. Song họ không thể phủ nhận được tính chất khách quan, công bằng và giá trị của các Hiệp ước, Hiệp định trên. Hiến pháp Campuchia 1993 yêu cầu "tôn trọng đường biên giới do Pháp vẽ vào giữa những năm 1933-1953". Ðiều này hoàn toàn phù hợp nội dung của Hiệp ước 1985. Năm 1998, trong Tuyên bố chung của Thủ tướng Chính phủ hai nước nhân dịp Thủ tướng Campuchia Ung Huốt thăm Việt Nam, hai bên khẳng định tiếp tục tôn trọng các Hiệp ước, Hiệp định về biên giới đã ký, trong đó có Hiệp ước 1985. Hai bên đều có nhu cầu tiếp tục khẳng định giá trị của Hiệp ước 1985 trước những luận điệu chia rẽ đoàn kết giữa hai dân tộc. Hai bên cùng chia sẻ mục tiêu chung sớm hoàn thành công tác phân giới cắm mốc, xây dựng một đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và hợp tác phát triển giữa hai nước.
Trong tình hình đó, việc sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985 là yêu cầu khách quan, phù hợp luật pháp và tập quán quốc tế, phù hợp mối quan hệ láng giềng hữu nghị Việt Nam - Campuchia và nguyện vọng của chính quyền và nhân dân hai nước. Từ năm 1999, đàm phán đã được nối lại trong khuôn khổ Ủy ban liên hợp. Ðàm phán thật sự đi vào thực chất sau chuyến thăm Campuchia của Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh tháng 3/2005 và đạt được kết quả ký Hiệp ước bổ sung ngày 10/10/2005 tại Hà Nội.
Nội dung Hiệp ước bổ sung
Hiệp ước bổ sung có phần mở đầu và sáu Ðiều, bổ sung Hiệp ước 1985 một số nội dung chính như sau:
1- Khẳng định giá trị của Hiệp ước 1985, coi Hiệp ước này chỉ là Hiệp ước bổ sung của Hiệp ước 1985, Ðiều III, mục 4 và điều IV, mục 1 khẳng định quyết tâm của hai bên "sớm kết thúc tiến trình phân giới và cắm mốc" và quy định hai bên thông qua kế hoạch tổng thể về phân giới cắm mốc trước cuối năm 2005, phấn đấu hoàn thành phân giới cắm mốc trước tháng 12-2008. Ðây là một thắng lợi lớn của hai nước. Lần đầu tiên hai bên đã đặt ra mục tiêu cụ thể với một quyết tâm cao. Với thỏa thuận này, hai bên sẽ sớm nối lại tiến trình phân giới cắm mốc đã bị đứt quãng 17 năm qua.
2- Áp dụng các nguyên tắc và thực tiễn quốc tế về biên giới theo sông, suối để hoạch định đường biên giới sông, suối trên toàn tuyến biên giới đất liền giữa hai nước:
- Ðối với những đoạn sông, suối biên giới tàu thuyền không đi lại được, đường biên giới đi theo trung tuyến của dòng chảy chính.
- Ðối với những đoạn sông, suối biên giới tàu thuyền đi lại được, đường biên giới đi theo trung tuyến của luồng chính tàu thuyền đi lại được.
Việc ghi nhận nguyên tắc nêu trên để giải quyết biên giới theo sông suối về lâu dài có lợi cho cả hai bên, tháo gỡ những bất hợp lý trong sử dụng nguồn nước. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi và sự ổn định của nhân dân hai bên sông, tránh các thay đổi lớn, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, hai bên đã thống nhất ghi vào Hiệp ước bổ sung "Trong trường hợp nảy sinh khó khăn trong việc áp dụng các quy định nêu trên, hai bên sẽ trao đổi hữu nghị nhằm tìm ra một giải pháp mà hai bên có thể chấp nhận được".
3- Hai bên đồng ý giải quyết sáu điểm mới thoả thuận tạm thời trong Hiệp ước 1985. Ba khu vực (khu vực 1 thuộc tỉnh Kon Tum giáp với tỉnh Ratanakiri, khu vực 2 thuộc tỉnh Gia Lai giáp với tỉnh Ratanakiri, khu vực 3 thuộc tỉnh Ðác Lắc giáp với tỉnh Mondunkiri) đều có chung đặc điểm là những khu vực rừng rậm, núi cao, không thể hiện địa hình và tiếp biên không khớp trên bản đồ Bonne đính kèm Hiệp ước 1985; không có dân sinh sống ở hai bên đường biên giới, đều là các khu vực bỏ trắng. Sau khi khảo sát thực địa, hai bên đã thống nhất điều chỉnh biên giới trong các khu vực này căn cứ vào các yếu tố địa hình. Ba khu vực khác giữa tỉnh An Giang và tỉnh Kầnđan, lâu nay hoặc do Việt Nam hoặc do Campuchia quản lý, nhưng lại chưa được thể hiện trên bản đồ Hiệp ước 1985. Hai bên đồng ý điều chỉnh cho phù hợp với thực tế quản lý.
4- Hai bên thống nhất giao cho Ủy ban liên hợp về biên giới những nhiệm vụ sau: Xây dựng kế hoạch tổng thể nhằm thực hiện lộ trình phân giới và cắm mốc đường biên giới chung trước cuối năm 2005; Phân giới, cắm mốc toàn bộ đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia trên cơ sở Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985 và Hiệp ước Bổ sung; Xây dựng bản đồ đường biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia; Soạn thảo Nghị định thư về phân giới, cắm mốc đường biên giới trên đất liền giữa hai nước.
Ý nghĩa của Hiệp ước bổ sung
Hiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia là một thắng lợi chung của cả hai nước. Ý nghĩa lớn nhất của Hiệp ước bổ sung là hai bên cùng tái khẳng định giá trị hiệu lực của Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985, nối lại tiến trình phân giới cắm mốc, phấn đấu hoàn thành công việc này vào năm 2008, nhằm xây dựng đường biên giới hữu nghị, hoà bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển giữa hai dân tộc.
Hiệp ước bổ sung điều chỉnh sáu điểm và biên giới theo sông, suối là hoàn toàn phù hợp hai nguyên tắc cơ bản của Hiệp ước nguyên tắc 1983, được khẳng định trong Hiệp ước 1985 và Hiệp định quy chế biên giới 1983.
Cùng với Hiệp ước năm 1985, Hiệp ước bổ sung một lần nữa thể hiện rõ quyết tâm của hai Nhà nước Việt Nam và Campuchia trong việc giải quyết bằng thương lượng hòa bình các vấn đề tồn đọng về biên giới, lãnh thổ giữa hai nước. Việc ký Hiệp ước bổ sung đã một lần nữa khẳng định giá trị pháp lý của các Hiệp định biên giới hai nước đã ký trong những năm 80 của thế kỷ trước; đáp ứng mối quan tâm của chính quyền và nhân dân các địa phương hai bên biên giới.
Biên giới lãnh thổ là thiêng liêng đối với mỗi quốc gia. Nội dung Hiệp ước bổ sung đã đáp ứng mối quan tâm cũng như lợi ích chung của cả hai nước. Việc ký Hiệp ước bổ sung về biên giới và trao đổi các văn kiện phê chuẩn Hiệp ước đã thực sự đưa Hiệp ước vào đời sống chính trị của hai nước. Ðây là một thắng lợi của hai nước Việt Nam - Campuchia, tiếp tục nâng quan hệ Việt Nam và Campuchia lên tầm cao mới, thể hiện phương châm "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài" mà Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh và Quốc vương Sihamoni đã thoả thuận tháng 3/2005./.
(theo Nhân dân)





leeGROUP
leeGROUP
Admin
Admin

Pet : 1 .Aeanoid
Posts : 520
Join date : 08/03/2010
Age : 35
Đến từ : hcm u law

http://www.thuongmailaw.com

Về Đầu Trang Go down

Hiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia Empty Re: Hiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia

Bài gửi by huong91 Wed Nov 09, 2011 9:57 am

bn vb vf bc

huong91

Pet : 0. No Choice
Posts : 1
Join date : 09/11/2011
Age : 34

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết